Theo các chuyên gia y tế, người mắc bệnh đái tháo đường nếu không được kiểm soát điều trị tốt có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy, bên cạnh việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, thì việc duy trì đường huyết an toàn thông qua chế độ ăn uống rất quan trọng. Để kiểm soát được lượng đường huyết thì cần kiểm soát lượng carbohydrate ăn vào vì carbohydrate ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu.
Một trong những mục đích chính của carbohydrate là cung cấp nhiên liệu cho cơ thể. Hầu hết carbohydrate bị phân hủy hoặc chuyển hóa thành glucose, có thể được sử dụng làm năng lượng. Carbohydrate cũng có thể được chuyển thành chất béo (năng lượng dự trữ) để sử dụng sau này.
Sữa là thực phẩm giàu dinh dưỡng, là nguồn cung cấp protein và canxi có giá trị sinh học cao. Sữa cũng là thực phẩm có đầy đủ các chất cần thiết cho cơ thể như: chất đạm, chất béo, chất bột/đường (carbonhydrate) cùng với các vitamin và khoáng chất khác.
Tuy nhiên, sữa có chứa lactose, là một loại đường tự nhiên cung cấp năng lượng cho cơ thể nên nó cần được tính vào tổng lượng carbohydrate hàng ngày của bạn.
Tất cả sữa bò đều chứa carbohydrate có tác động lên lượng đường trong máu nên khiến bệnh nhân đái tháo đường phải cân nhắc các lựa chọn thay thế.
Bệnh đái tháo đường làm tăng nguy cơ gãy xương, nguy cơ tăng lên khi bạn già đi và mất khối lượng xương. Thực phẩm giàu canxi như sữa sẽ giúp giữ cho xương của bạn chắc khỏe và bảo vệ chống lại chứng loãng xương, tình trạng mất xương nghiêm trọng có thể dẫn đến gãy xương và giảm khả năng vận động.
Theo ThS. BS Nguyễn Thu Yên, chuyên khoa Nội tiết, Bệnh viện đa khoa Đức Giang, sữa là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất và protein. Đặc biệt hàm lượng canxi trong sữa rất cao, đây là loại khoáng chất rất cần thiết để giúp cho xương và răng chắc khỏe.
Tuy nhiên, đối với người bệnh đái tháo đường thì việc ăn gì, uống gì phải được kiểm soát để giữ ổn định đường huyết.
Người bệnh đái tháo đường nên chọn những loại sữa sau:
Sữa nguyên chất chỉ có một lượng đường duy nhất có sẵn tự nhiên trong sữa tươi nguyên liệu (đường lactose). Còn với sữa ít đường và sữa có đường sẽ được bổ sung một lượng đường nhất định ngoài lượng đường lactose có sẵn tự nhiên trong sữa.
Trên nhãn ghi thông tin dinh dưỡng của sản phẩm, thông số hydro cacbon chính là lượng đường trong sữa. Toàn bộ carbonhydrate trong sữa là đường lactose.
Tất cả các loại sữa nguyên chất đều cung cấp khoảng 12g đường mỗi cốc, nhưng sữa sô cô la, dâu tây và vani có chứa thêm đường, vì vậy người bệnh cần chú ý đọc nhãn thực phẩm trước khi sử dụng.
Bệnh đái tháo đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, nhưng người bệnh có thể kiểm soát nguy cơ bằng cách hạn chế tiêu thụ chất béo bão hòa. Một cốc sữa nguyên chất cung cấp 149 calo và 5g chất béo bão hòa, nhưng 1 cốc sữa tách béo chỉ chứa 83 calo và 0,1g chất béo bão hòa.
Sữa hạnh nhân không đường có 2% carbohydrate. Con số này thấp hơn nhiều so với sữa bò ít béo chứa tới 5% carbohydrate. Vì vậy nó là một lựa chọn thích hợp với người bệnh đái tháo đường
Đây là một loại sữa khác có hàm lượng carbohydrate thấp. Sữa hạt lanh không đường chứa ít nhất 1,02g carbohydrate. Vì vậy là một lựa chọn lý tưởng cho những người mắc bệnh đái tháo đường.
Sữa hạt lanh không chứa lactose hoặc cholesterol cũng là sản phẩm thay thế sữa bò có lợi cho tim mạch.
Nếu người bệnh không thích sữa bò thông thường hoặc không dung nạp được lactose, sữa đậu nành là một sự thay thế lành mạnh.
Nghiên cứu cho thấy, sữa đậu nành có thể cải thiện huyết áp ở những người mắc bệnh đái tháo đường và bệnh thần kinh hơn so với những người tham gia uống sữa bò.
Sữa đậu nành không đường chứa 4,01g carbohydrate, cao hơn sữa hạt lanh và hạnh nhân nhưng đủ an toàn để tránh làm tăng lượng đường trong máu của bạn.
– Sữa chua Hy Lạp: Các sản phẩm sữa lên men như sữa chua Hy Lạp luôn là sự lựa chọn tốt do có chứa men vi sinh. Probiotics ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe đường ruột và có thể cải thiện mức độ glucose và insulin của cơ thể.
– Phô mai ít béo: Phô mai ít béo như phô mai sợi, phô mai tươi đều là những lựa chọn tốt để cân bằng bữa ăn và bổ sung nguồn protein ít chất béo. Mức carbohydrate tối thiểu sẽ không làm tăng lượng đường trong máu của người bệnh.
ThS. BS Nguyễn Thu Yên cho biết, bệnh nhân đái tháo đường có thể uống sữa vào các bữa ăn phụ.
– Một khẩu phần sữa nguyên chất không đường là 250ml thường chứa 12g carbohydrate. Người bệnh nên uống 1 hoặc 2 khẩu phần sữa mỗi ngày.
– Cần lưu ý sữa là thực phẩm bổ sung dinh dưỡng chứ không có tác dụng chữa bệnh. Người bệnh không cần thiết phải uống sữa nếu như chế độ ăn đã đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng.
– Khi lựa chọn loại sữa người bệnh nên chú ý đọc bảng thành phần trên nhãn thực phẩm để biết về lượng carbohydrate, cholesterol… có chứa trong loại sữa đó.
Theo SKĐS
Không chỉ mang đến hai tiết mục được đầu tư chỉn chu, hát và nhảy…
Á hậu doanh nhân quốc tế Ngô Minh Trang cùng Siêu mẫu - Á hậu…
Xuất hiện trong vai trò vedette, Siêu mẫu - Á hậu H’Ăng Niê và Á…
“Bản Tango Mùa Thu” là bộ sưu tập thời trang mới nhất của cặp đôi…
Những thiết kế dạ hội của NTK Vĩnh Thụy dành cho nữ và các mẫu…
Xuất hiện trong đêm Thời trang - Âm nhạc Acoustic "Giấc mơ mùa thu" diễn…